Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 1 2017 lúc 10:28

Lời giải:

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 11 2019 lúc 4:15

Lời giải:

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Vũ Văn Chất
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Quang
3 tháng 12 2021 lúc 13:26

NGƯỜI BA-NA

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Pikachu cute(hội con 🐄)
3 tháng 12 2021 lúc 13:27

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quản Ngọc Khánh Lâm
3 tháng 12 2021 lúc 13:28

Va-xcô đơ Ga-ma nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
23 tháng 12 2021 lúc 13:11

D

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
23 tháng 12 2021 lúc 13:11

D

Bình luận (0)
HOÀNG NGUYỄN GIA HÂN
23 tháng 12 2021 lúc 13:14

D

Bình luận (0)
T.Nhi
Xem chi tiết
Hào Lê
1 tháng 11 2021 lúc 9:15

1.a

2.d

Bình luận (0)
Phạm Duy Quốc Khánh
13 tháng 11 2021 lúc 7:17

3.c

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
18 tháng 10 2023 lúc 21:52

Đi-A-Xơ, Cô-lôm-Bô, Van-Xcô-Đơ Ga-ma và Ma-Gien-Lăng là những nhà thám hiểm và nhà địa lý nổi tiếng trong lịch sử. Họ đã thực hiện những cuộc hành trình đi tìm các vùng đất mới và khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới.
Đi-A-Xơ là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, ông đã thực hiện cuộc hành trình đầu tiên đi xuyên qua Đại Tây Dương và khám phá ra đất Mỹ vào năm 1492.
Cô-lôm-Bô là một nhà địa lý người Ý, ông đã thực hiện nhiều cuộc hành trình khám phá và đưa ra những bản đồ địa lý đầu tiên của thế giới. Ông cũng là người đầu tiên khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492.
Van-Xcô-Đơ Ga-ma là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, ông đã thực hiện cuộc hành trình đầu tiên đi từ Bồ Đào Nha đến Ấn Độ bằng đường biển vào năm 1498. Ma-Gien-Lăng là một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, ông đã thực hiện cuộc hành trình đầu tiên đi xuyên qua Thái Bình Dương và khám phá ra quần đảo Philippines vào năm 1521.
Những cuộc hành trình của các nhà thám hiểm này đã mở ra những cánh cửa mới cho thế giới và đưa ra những kiến thức mới về địa lý, lịch sử và văn hóa của các vùng đất mới.

Bình luận (0)
Tớ Là Linh
Xem chi tiết
Lương Đại
14 tháng 10 2021 lúc 15:47

 

a, E ấn tượng vs cuộc phát kiến địa lí của ma-gien-lăng vì cuộc hành trình của ông là dài nhất ( đi vòng quanh thế giới ) , thám hiểm được nhiều vùng đất mới cho công cuộc khai sáng văn minh sau này

b, Những cuộc phát kiến địa lí đã:

- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá: trầm hương, kỳ nam, gia vị (tiêu,v.v..)...

- Mang lại vàng bạc, châu báu khổng lồ: Trung Quốc

-  Là nguyên nhân xâm lược các vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ, chuẩn bị cho sự chuyển đổi tư bản thuộc địa sau này

 

Bình luận (0)
Trịnh Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Giáp Minh Quang
Xem chi tiết
Hoàng Thế Hải
28 tháng 8 2018 lúc 21:23

Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Có lẽ khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.

Ở thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Christopher Columbus thực hiện mong muốn của mình. 

Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua  đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc  phục những điều đó.

Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông. 

Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử. 

Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.

Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. 

Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.

Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của  ông.

Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể. 

Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha. 

Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.

Bình luận (0)
FC Việt Nam
28 tháng 8 2018 lúc 21:46

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.

Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián). Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Magellan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.

Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Magellan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Magellen, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Magellan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương), xuất phát từ chữ Latinh pacificus, có nghĩa là “yên tĩnh.” Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.

Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Magellan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Magellan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.

Sau cái chết của Magellan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Sanlúcar của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.

Bình luận (0)